Phân tích nguyên nhân máy ép viên rung mạnh, tiếng ồn lớn, làm việc bất thường

1) Máy ép viên có thể xảy ra vẫn đề ở bất kỳ bộ phận nào của trục, khiến cho máy vận chuyển không bình thường, nguồn điện làm việc có thể bị chập chờn. Nguồn điện làm việc lên cao (ngừng máy kiểm tra hoặc thay ổ trục vòng bi).

2) Khuôn bị tắc hoặc chỉ có bộ phận lỗ khuôn xuất liệu. Có dị vật lọt vào trong khuôn, khuôn ép  bị méo, khe hở giữa roller và khuôn nén quá chặt, roller bị mài mòn hoặc hỏng ổ trục roller không thể chuyển động đều có thể gây ra rung máy (kiểm tra hoặc thay khuôn ép, điều chỉnh khe hở roller).

3) Hiệu chỉnh thiết bị liên trục không cân bằng, có sự lệch lạc cao thấp trái phải, có thể làm rung máy ép viên mà phốt bánh răng dễ bị hỏng (thiết bị liên trục cần điều chỉnh đến độ cân bằng).

4) Trục chính chưa siết chặt, đặt biệt là máy loại E và loại D, trục chính bị lỏng có thể khiến trục thoát ra các hướng trước sau, roller dao động rõ rệt, máy ép viên có rung động, tiếng ồn lớn, khó khăn trong việc ép viên (cần siết chặt lò so hình bướm phía cuối trục chính và ê-cu tròn).

5) Kích thước bánh răng bị mài mòn, hoặc chỉ thay 1 bánh răng, có thể gây tiếng ồn lớn (cần có đủ thời gian để mài mòn bằng nhau)

6) Xuống liệu không đều ở miệng xuất liệu của thiết bị điều chất, có thể khiến cho nguồn điện làm việc của máy ép viên chập chờn mạnh (cần điều chỉnh cánh quạt của thiết bị điều tiết).

7) Sử dụng khuôn ép mới nhất định phải phối hợp với roller mới, và khi lắp đặt tiến hành mài mòn theo tỉ lệ nhất định, sử dụng sau khi đánh bóng (không được sử dụng khuôn kém chất lượng).

8) Kiểm soát chặt chẽ thời gian và nhiệt độ điều chất, luôn nắm rõ độ ẩm của nguyên liệu cho vào máy, nguyên liệu quá khô hoặc quá ướt đều gây xuất liệu bất thường, khiến máy ép viên làm việc không bình thường.

9) Kết cấu khung thép không kiên cố, khi máy ép viên làm việc bình thường phát sinh rung khung thép, dễ phát sinh cộng hưởng cho máy ép viên (cần gia cố kết cấu khung thép).

10. Không cố định hoặc cố định nhưng không chặt phần đuôi máy điều chất gây ra lắc lư (cần phải gia cố).

11. Nguyên nhân rò dầu máy ép viên: phốt bị mài mòn, mức dầu quá cao, ổ trục vòng bi hỏng, thiết bị liên trục không cân bằng, thân máy rung, cố khởi động…

Hỗ trợ
Hình ảnh
Quảng cáo