1) Nếu sử dụng khuôn ép mới, đầu tiên cần kiểm tra tỷ số nén khuôn có phù hợp với nguyên liệu chế biến không, tỷ số nén khuôn ép quá to, hạt được nén ra quá cứng, sản lượng cũng thấp, như vậy cần thay đổi lại tỷ số nén của khuôn;
2) Kiểm tra lại độ nhẵn bóng lỗ khuôn và kiểm tra khuôn có bị méo không, khuôn kém chất lượng là do lỗ trong khuôn ép thô ráp, khuôn bị méo mà dẫn đến trở ngại cho việc xả liệu, hạt không đồng đều, và xả liệu khó khăn, sản lượng thấp, do đó cần sử dụng khuôn ép chất lượng tốt;
3) Nếu khuôn ép sử dụng một thời gian, cần kiểm tra lỗ khoan trong thành khuôn có bị mài mòn không, roller có bị mài mòn không, nếu bị mài mòn lỗ khoan của khuôn có thể sửa chữa gia công lại khuôn, roller bị mài mòn cần thay mới, lỗ khoan của khuôn bị mài mòn sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sản lượng.
4) Cần điều chỉnh chính xác khe hở giữa khuôn ép với roller, khe hở quá nhỏ có thể khiến roller ma sát với khuôn, làm giảm tuổi thọ sử dụng cho khuôn, khe hở quá lớn có thể khiến roller bị trượt trở ngại cho việc xuất liệu, làm giảm sản lượng.
5) Chú ý thời gian và chất lượng điều chất nguyên liệu, đặt biệt là độ ẩm của nguyên liệu trước khi cho vào máy, độ ẩm trước khi điều chất của nguyên liệu thông thường là 12% - 13%, độ ẩm của nguyên liệu sau khi điều chất duy trì khoảng 14%, nếu độ ẩm của nguyên liệu quá cao, có thể chịu ảnh hưởng của nhiệt độ điều chất, hiệu quả điều chất kém, sau khi nguyên liệu cho vào khuôn sẽ có hiện tượng trượt và cản trở khuôn.
6) Cần kiểm tra tình hình phân bố trong khuôn của vật liệu, không được để vật liệu chạy sang một bên, nếu phát sinh trường hợp như vậy cần điều chỉnh vị trí dao gạt cấp liệu lớn và nhỏ, để nguyên liệu được phân bố đồng đều trong khuôn, như vậy có thể kéo dài được tuổi thọ của khuôn, đồng thời liệu xả ra dễ dàng thuận lợi hơn.
7) Máy ép viên vận hành “có vấn đề”, như tình trạng ổ trục vòng bi chạy ra ngoài hình tròn, có thể khiến máy ép viên làm việc vô lực, nguồn điện không ổn định, khiến cho sản lượng giảm xuống.